Cuộn trang để tiếp tục
Phân tích kỹ thuật

Mô hình cái nêm (Wedge Pattern) là gì? Hướng dẫn giao dịch hiệu quả?

38
×

Mô hình cái nêm (Wedge Pattern) là gì? Hướng dẫn giao dịch hiệu quả?

Share this article

Kiến thức trong bài viết này là "Nâng cao" dành cho các bạn đã hiểu cơ bản về mô hình nến

Mô hình cái nêm (Wedge Pattern) là mô hình giá phổ biến xuất hiện trên biểu đồ, dự báo những điểm bất thường có thể dẫn đến đảo chiều hoặc tiếp theo xu thế. Nhưng mô hình này lại rất dễ hiểu lầm với mô hình tam giác. Vì thế, trong bài viết này Timhieuforex.com sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về mô hình nêm từ dấu hiệu nhận biết cho đến cách giao dịch. Mời các bạn cùng theo dõi!

Đầu tiên, để nhận biết mô hình cái nêm trên biểu đồ, bạn cần tìm kiếm các đường trend line song song nhau và hướng lên hoặc xuống. Sau đó, bạn sẽ thấy giá đang dao động giữa hai đường trend line này, tạo thành một hình thoi hoặc một tam giác có góc cạnh vuông. Đây chính là mô hình cái nêm.

Điểm đáng chú ý là mô hình cái nêm xuất hiện khi thị trường đang trong giai đoạn tích lũy, tức là không có xu hướng rõ ràng nào. Khi giá đạt đến đáy hoặc đỉnh của mô hình, có thể xảy ra đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng trước đó.

Vì vậy, khi giao dịch mô hình cái nêm, bạn cần chú ý đến các dấu hiệu xác nhận. Nếu giá vượt qua đường trend line phía trên, có thể xem là tín hiệu mua vào. Ngược lại, nếu giá đạt đến đường trend line phía dưới và phá vỡ nó, đó có thể là tín hiệu bán ra.

Mô hình cái nêm là gì?

Mô hình cái nêm hay còn gọi là Wedge Pattern, đây là mô hình giá forex thường xuất hiện ở xu thế tăng hoặc giảm, đưa ra dấu hiệu đảo chiều hoặc tiếp theo xu thế trước đó.

Mô hình này được tạo bởi 2 đường xu thế có vai trò như đường hỗ trợ và kháng cự. Hai đường trendline này cùng dốc lên hoặc dốc xuống và cùng hướng về một điểm tương tự như hình cái nêm. Khi giá breakout khỏi cạnh nào thì sẽ tăng hoặc giảm theo cạnh đó.

mo hinh cai nem

Khi nhìn vào mô hình cái nêm, nhà đầu tư sẽ thấy có nhiều điểm tương đồng với mô hình tam giác. Nhưng, mô hình tam giác được tạo bởi 1 đường trendline hướng lên và 1 đường trendline hướng xuống hoặc nằm ngang, không đưa ra dấu hiệu đến khi breakout. Còn mô hình cái nêm, cả 2 đường phải cùng dốc lên hoặc dốc xuống. Tuỳ thuộc vào mô hình nêm tăng hay giảm, nhà đầu tư sẽ phỏng đoán được hướng đi tiếp theo.

Mô hình cái nêm có thể bắt gặp trong mọi tài sản giao dịch từ cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai cho đến Forex, tiền điện tử. Mô hình này cũng được coi là một dấu hiệu giao dịch được nhiều nhà đầu tư yêu thích.

Các loại mô hình cái nêm

Mẫu hình cái nêm được chia thành 3 loại là: mô hình nêm tăng, giảm và nêm mở rộng. Mỗi mô hình sẽ có dấu hiệu và đưa ra dấu hiệu khác nhau, cụ thể như sau:

1. Mô hình nêm tăng

Mẫu hình cái nêm tăng có 2 cạnh là 2 đường trendline tăng, dốc lên và hội tụ tại một điểm bên phải mô hình. Giá chạm vào mỗi đường trendline ít nhất 2 lần. Mô hình này có thể xuất hiện trong một xu thế tăng hoặc giảm. Tuỳ thuộc vào xu thế trước đó mà mô hình nêm tăng sẽ đưa ra dấu hiệu khác nhau.

mo hinh nem tang

Bản chất:

  • Mô hình nêm tăng xuất hiện trong xu thế tăng, đưa ra dấu hiệu đảo chiều xu thế từ tăng sang giảm. Mô hình này có thấy lực mua đang giảm dần, lực bán đang có biểu hiện tăng lên. Đến cuối mô hình phe bán đã kiểm soát được tình hình và thành công kéo giá đi xuống.
  • Mô hình nêm tăng xuất hiện trong xu thế giảm, đưa ra dấu hiệu tiếp theo xu thế giảm. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi và tích lũy của phe bán. Sau khi tích lũy đủ thì giá sẽ phá vỡ mô hình và tiếp tục đi xuống.

Có thể thấy, mô hình nêm tăng dù xuất hiện trong xu thế tăng hay giảm đều đưa ra dấu hiệu giảm giá. Vì vậy khi mô hình nêm tăng xuất hiện, nhà đầu tư có thể xem xét vào lệnh Bán.

2. Mô hình nêm giảm

Mẫu hình cái nêm giảm được tạo thành bởi 2 đường trendline giảm, dốc xuống và hướng tới hội tụ tại một điểm. Mô hình này có thể xuất hiện trong cả xu thế tăng và giảm. Tùy thuộc vào xu thế trước đó mà dấu hiệu mà mô hình đưa ra sẽ khác nhau.

mo hinh nem giam

Bản chất:

  • Mô hình nêm giảm trong xu thế tăng, đưa ra dấu hiệu tiếp theo xu thế tăng. Thời điểm xuất hiện mô hình cái nêm chỉ là giai đoạn tạm nghỉ và tích lũy của phe mua trước khi tiếp tục xu thế cũ.
  • Mô hình nêm giảm trong xu thế giảm, đưa ra dấu hiệu đảo chiều tăng. Mô hình này cho ta biết phe bán đang yếu đi và phe mua đang dần chiếm lĩnh thị trường. Khi bứt phá khỏi cạnh trên là thời điểm phe mua bùng nổ.

Mô hình nêm giảm xuất hiện trong xu thế tăng hay giảm thì giá đều sẽ breakout khỏi kháng cự đi lên. Sau mô hình giá sẽ tăng mạnh nên nhà đầu tư có thể vào lệnh Mua.

3. Mô hình nêm mở rộng

Đây là dạng đặc biệt của mô hình cái nêm, có hình dáng tương tự như như một cái loa, biên độ mở rộng từ trái qua phải. Mô hình nêm mở rộng được cấu tạo bởi 2 đường trendline nối các đỉnh, các đáy hướng lên hoặc hướng xuống. Mẫu hình này có thể xuất hiện cả trong xu thế tăng và giảm đưa ra các dấu hiệu khác nhau.

mo hinh nem mo rong

Bản chất:

Mô hình cái nêm mở rộng tùy thuộc vào từng trường hợp sẽ cho dấu hiệu đảo chiều hoặc tiếp theo xu thế. Mô hình nêm này gồm có hai loại là nêm mở rộng hướng lên và nêm mở rộng hướng xuống. Bản chất cụ thể của mô hình này như sau:

  • Mô hình nên mở rộng hướng lên: Mô hình này gồm có 2 đường trendline cùng hướng lên và vẫn thành công khi tạo đỉnh và đáy sau cao hơn đỉnh và đáy trước. Nhưng, độ dốc của đáy sẽ thấp hơn so với các đỉnh cho ta biết sự yếu thế của phe mua. Mô hình này dù xuất hiện trong xu thế tăng hay giảm thì giá cũng sẽ bứt phá khỏi cạnh dưới và đi xuống nên nhà đầu tư có thể vào lệnh Bán đón đầu.
  • Mô hình nêm mở rộng hướng xuống: Mô hình này gồm có 2 đường trendline cùng hướng xuống và vẫn thành công khi tạo đỉnh và đáy sau thấp hơn đỉnh và đáy trước. Nhưng, độ dốc của các đỉnh sẽ thấp hơn so với đáy cho ta biết sự yếu thế của phe bán và giá chuẩn bị bứt phá khỏi cạnh trên và tăng.

Cách giao dịch với mô hình giá cái nêm

Với mỗi mô hình cái nên sẽ đưa ra dấu hiệu khác nhau. Vì vậy khi giao dịch nhà đầu tư cần phải nhận biết mẫu hình sớm, tiếp theo mới đưa ra những công thức giao dịch cụ thể. Sau đây là các bước giao dịch chi tiết:

Bước 1: Xác định xu thế

Nhà đầu tư cần quan sát trên biểu đồ giá để xác định xu thế trước đó là tăng hay giảm. Ngoài ra có thể áp dụng công cụ đường trendline, kênh giá hoặc phân tích trên những timeframe lớn hơn để xác định xu thế.

Bước 2: Vẽ mô hình cái nêm

Để vẽ mô hình cái nêm nhà đầu tư có thể áp dụng đường trendline đi qua các định và đường trendline đi qua các đáy. Tiếp theo, xác định xem đó là mô hình nêm tăng, giảm hay mở rộng.

Bước 3: Vào lệnh

Cách vào lệnh an toàn nhất chắc chắn là nhà đầu tư cần đợi giá breakout khỏi cạnh trên hoặc cạnh dưới để vào lệnh. Mỗi mẫu hình nêm tăng, giảm, mở rộng sẽ có cách vào lệnh khác nhau. Cụ thể:

  • Đối với mô hình nêm tăng và mô hình nêm mở rộng hướng lên: Mô hình nêm tăng dù xuất hiện trong xu thế tăng hoặc giảm đều breakout khỏi cạnh dưới đi xuống. Nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh Bán. Điểm vào lệnh là tại mức giá đóng cửa của cây nến đỏ phá vỡ đường trendline dưới.

mo hinh gia cai nem

  • Đối với mô hình nêm giảm và mô hình nêm mở rộng hướng xuống: Khi giá breakout khỏi cạnh trên của mô hình sẽ tăng mạnh mẽ, nên nhà đầu tư có thể vào lệnh Mua. Điểm vào lệnh tại mức giá đóng cửa của nến xanh breakout khỏi cạnh trên.

Bước 4: Cắt lỗ, chốt lời

  • Cắt lỗ: Bên trên đỉnh cao nhất của mô hình với nêm tăng và bên dưới đáy thấp nhất của mô hình với nêm giảm.
  • Chốt lời: Cách điểm vào lệnh bằng chiều rộng nêm.

Kết luận 

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ những tín hiệu chi tiết về mô hình cái nêm, từ dấu hiệu nhận biết, bản chất cho đến cách giao dịch. Nhưng, để tăng tỉ lệ thành công cho mỗi giao dịch, nhà đầu tư nên dùng chung với công cụ phân tích khác và luôn luôn tuân thủ nguyên tắc quản lý vốn khi thực hiện lệnh.

Nếu thấy bài viết hay, hãy cho chúng tôi một đánh giá nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trở lại
Telegram
Email
Quản lý và vận hành bởi KNG Invest