Cuộn trang để tiếp tục
Tin tức Forex

WikiFX tự nhận mình là “Chuyên gia đánh giá sàn”?

Avatar photo
718
×

WikiFX tự nhận mình là “Chuyên gia đánh giá sàn”?

Share this article

Đây là nội dung được chia sẻ bởi "Nhà tài trợ". Chúng tôi (website timhieuforex.com) không chịu trách nhiệm với nội dung mà tác giả này đăng tải. Bạn đọc vui lòng cân nhắc kĩ.

WikiFX là một nền tảng cung cấp thông tin toàn diện về các nhà môi giới, bao gồm giấy phép, đánh giá danh tiếng, mức độ rủi ro, mức độ đáng tin cậy và bảng khảo sát thực tế. Tuy nhiên, vì trang web này không phải chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan hoặc tổ chức pháp lý nào, nên các thông tin được cung cấp trên WikiFX không được đảm bảo chính xác và minh bạch.

WikiFX tự nhận mình là Chuyên gia đánh giá sàn giao dịch Forex trực tuyến, tuy nhiên điều đáng nói ở đây là, bên phía quản trị web của WikiFX đã “bán đấu giá” vị trí đầu trang nổi bật. Trang web này tìm kiếm những sàn giao dịch Forex chấp nhận chi tiền khủng để xuất hiện ở vị trí này. Các banner của các sàn Forex này sẽ được sắp xếp xuất hiện theo ngày, tuần hoặc tháng, tùy thuộc vào số tiền mà sàn giao dịch đó bỏ ra cho WikiFx.

Kết quả là, các sàn giao dịch kém chất lượng, không có tên tuổi, thận chí mất uy tín đến mức dính vào các vụ bê bối gian lận tiền nhà đầu tư cũng xuất hiện ở đầu trang như thế. Điều này có thể dẫn đến việc nhiều nhà giao dịch mới bị lừa bởi niềm tin rằng những sàn xuất hiện trên trang chủ WikiFX đều là sàn giao dịch uy tín và chất lượng.

2. Sự thật đằng sau website chuyên đánh giá sàn

WikiFX đã kiếm tiền từ khách hàng của họ bằng cách gửi email đến các nhà môi giới để quảng cáo dịch vụ xếp hạng của họ. Để tạo lòng tin, WikiFX sử dụng tiếng Anh để liên lạc với nhà môi giới. Sau đó, WikiFX sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau để thuyết phục các “con mồi” của họ. Nếu nhà môi giới không quan tâm và không phản hồi, WikiFX sẽ đăng các đánh giá không căn cứ, như sàn giao dịch có dấu hiệu lừa đảo, không có giấy phép, không trả tiền cho người giao dịch…

Tuy nhiên, các đánh giá này chỉ dừng lại khi nhà môi giới quan tâm và tìm cách giải quyết vấn đề. Theo một số nguồn tin uy tín chia sẻ rằng, nhà môi giới phải chi trả hơn 7000 đô la mỗi tháng để được đưa lên đầu trang.

3. WikiFX đã nhận “hối lộ” để đẩy tên tuổi sàn kém uy tín?

Website WikiFX không chỉ nhận tiền từ các sàn giao dịch lừa đảo thông qua việc đẩy quảng cáo lên trang đầu mà còn tạo điểm cao cho những sàn này, biến chúng thành các sàn được đánh giá cao để tạo niềm tin cho những nhà giao dịch dễ tin. Theo một số nguồn tin trên các diễn đàn toàn cầu, để có được sự tăng điểm hoặc loại bỏ các đánh giá tiêu cực, các nhà môi giới đã phải chi trả hơn 10.000 USD (tương đương hơn 230 triệu đồng).

WikiFX dùng nhiều chiêu trò để lừa đảo các sàn giao dịch và lấy tiền của họ. Họ tạo ra những tin đồn sai lệch và sử dụng các tài khoản giả dạng để tạo ra các thông tin không đúng sự thật, ví dụ như thông tin về việc không thể rút tiền, tài khoản bị cháy, can thiệp vào hệ thống và nhiều tin tức “bẩn” khác trên trang tố cáo của mình. Sau đó, WikiFX liên hệ với các sàn giao dịch và yêu cầu họ trả tiền để giải quyết vấn đề. Nếu sàn giao dịch nào không đồng ý chi tiền, thì thông tin sai lệch vẫn được giữ trên trang web của WikiFX.

Ngoài ra, WikiFX còn lừa đảo bằng cách hạ điểm của những sàn giao dịch uy tín và yêu cầu họ trả tiền để khôi phục đánh giá ban đầu. Ngay cả các ngân hàng uy tín và sàn chứng khoán tại Việt Nam cũng có điểm số thấp trên trang này. Nhiều nhà giao dịch đã mất tiền oan khi tin vào các đánh giá của WikiFX và đầu tư vào các sàn giao dịch lừa đảo.

 

Nếu thấy bài viết hay, hãy cho chúng tôi một đánh giá nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trở lại
Telegram
Email
Quản lý và vận hành bởi KNG Invest